Xuất xứ Gốm Chu Đậu – Mỹ Xá

Dòng gốm sứ này có thể đã được hình thành và phát triển trong khoảng từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18. Có nguồn nói, nó bị hủy diệt do chiến tranh Lê-Mạc cuối thế kỷ 16.

Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lần đầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này ở Chu Đậu. Sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta phát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một số nước men người ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu.

Tại Mỹ Xá, gia phả dòng họ Vương có ghi câu "...tổ tiên...lấy nghề nung bát làm nghiệp". Câu này hiện được lưu lại trong bảng ghi lịch sử dòng gốm sứ này tại Xí nghiệp gốm sứ Chu Đậu.

Cả hai vùng Mỹ Xá và Chu Đậu đều coi ông Đặng Huyền Thông, người Hùng Thắng, Minh Tân là ông tổ (đã biết) của dòng gốm sứ này. Nhà nghiên cứu Tăng Bá Hoành, nguyên giám đốc Bảo tàng Hải Dương cho rằng, một nhân vật là bà Bùi Thị Hý [2] là tổ nghề gốm Chu Đậu. TS Nguyễn Đình Chiến, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử VN, lại cho đó chỉ là một gán ép, vì những bằng chứng không thuyết phục.

Kết quả khai quật ấy được báo cáo tại hội nghị khảo cổ học toàn quốc tổ chức vào tháng 9 năm 1986. Nó trở thành một nhận thức mới về gốm Việt Nam trong lịch sử và tên gọi Chu Đậu - lấy theo tên ngôi làng đầu tiên phát hiện gốm - được ghi vào bản đồ khảo cổ học là một di tích quan trọng bậc nhất của gốm sứ Việt Nam.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gốm Chu Đậu – Mỹ Xá http://vietantique.com/antique/chu-dau/chu_dau.htm http://vietantique.com/research%20articles/gia-tri... http://www.ee.bilkent.edu.tr/~history/porcelain.ht... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky...